Sau khi ly hôn vợ, chồng không cho thăm con phải làm gì?

sau khi ly hôn vợ, chồng không cho thămcon phải làm gì?

Sau khi ly hôn, vì nhiều lý do khác nhau mà nhiều người ngăn cấm vợ, chồng cũ đến thăm con. Quyền thăm nuôi con sau ly hôn được quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (Luật HNGĐ) quy định người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con sau khi ly hôn mà không bị ai cản trở.

Như vậy, về cơ bản quyền thăm con sau ly hôn là không hạn chế. Tuy nhiên, trong trường hợp người trực tiếp nuôi con có yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con và được chấp thuận thì quyền thăm con đối với người này sẽ bị hạn chế. Để hiểu rõ hơn vấn đề về sau khi ly hôn, vợ, chồng không cho thăm con được pháp luật quy định như thế nào, Quý khách hàng có thể tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư ly hôn:

Sau khi ly hôn vợ, chồng không cho thăm con phải làm gì?
Sau khi ly hôn vợ, chồng không cho thăm con phải làm gì?

1. Quyền thăm con sau khi ly hôn

Khoản 3 Điều 82 và khoản 2 Điều 83 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định như sau:

“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

“Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Quyền thăm nom con là một trong những quyền của cha mẹ khi không trực tiếp nuôi con. Quyền trông nom con thể hiện tính nhân văn của pháp luật đối với những quan hệ gia đình. Theo quy định của pháp luật, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con cái mà không được ai cản trở.

hoặc gây ảnh hưởng tới việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người trực tiếp nuôi con. Tòa án có thể hạn chế quyền thăm nom con trong trường hợp này khi có yêu cầu của người trực tiếp nuôi dưỡng con. Người trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con thực hiện quyền trông nom con.

2. Xử lý vi phạm đối với hành vi ngăn cản không cho thăm con sau khi ly hôn

Khi quyền thăm con của bạn bị cấm cản hoặc bị gây khó khăn, trước các bên nên ngồi lại với đối phương để thỏa thuận về quyền lợi và điều kiện thăm con, chăm sóc con của cả  hai bên. 

Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền và lợi ích của mình, người bị ngăn cản quyền thăm có có thể tố cáo hành vi cản trở quyền thăm con tới cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân để cơ quan có thẩm quyền xử phạt hoặc xin xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc công an về việc người trực tiếp nuôi con có hành vi cản trở quyền thăm con để yêu cầu cơ quan thi hành án việc chăm nom, chăm sóc con theo bản án, quyết định của Tòa án.

Ngoài ra, Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, theo đó bất kỳ người nào có hành vi cản trở quyền thăm con của người không trực tiếp nuôi con có thể bị xử lý theo thủ tục hành chính. Trường hợp người có hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Ngoài ra, người bị ngăn cấm có quyền gửi đơn khởi kiện lên Tòa án để yêu cầu người trực tiếp nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ của mình và không được ngăn cản hoặc cấm đoán việc thăm con theo quy định tại điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp ly hôn của Tòa án như sau: 

Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.

2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.

5. Tranh chấp về cấp dưỡng.

6. Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

7. Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.

8. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là các quy định của pháp luật về về quyền thăm con sau khi ly hôn. Hy vọng bài viết trên đây giúp Quý khách hàng nắm rõ các quy định của pháp luật về quyền thăm con sau khi ly hôn để tránh được các mâu thuẫn và tranh chấp về quyền thăm con, nuôi dưỡng và chăm sóc con cái sau này. Nếu Quý khách hàng đang quan tâm đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ cho Chúng tôi qua:

Số điện thoại: 0931 992 221

Website: luatsulyhon.vn

Email: luatsugioidanang@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *