Trong cuộc sống hôn nhân, việc “xô bát xô đũa”, “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt” không còn xa lạ. Không ít cặp đôi khác lựa chọn chấm dứt hôn nhân khi mâu thuẫn không còn khả năng hóa giải. Thủ tục chấm dứt hôn nhân có thể được tiến hành dưới hai hình thức là ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương. Bài viết này nhằm cung cấp những thông tin cơ bản nhất về thủ tục ly hôn thuận tình đến Quý độc giả.
1. Điều kiện ly hôn thuận tình
Ly hôn thuận tình được hiểu đơn giản là việc chấm dứt hôn nhân với sự tự nguyện, thống nhất từ cả hai bên vợ và chồng. Sự thống nhất này phải được thể hiện ở đầy đủ ba vấn đề sau:
- Vấn đề về hôn nhân: thống nhất chấm dứt mối quan hệ hôn nhân theo pháp luật
- Vấn đề về chăm sóc, nuôi dưỡng con cái: thống nhất người có quyền trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con
- Vấn đề về tài sản chung và nợ chung: thống nhất về việc chia hoặc không chia toàn bộ tài sản chung và trách nhiệm của vợ, chồng đối với toàn bộ các khoản nợ chung sau khi chấm dứt hôn nhân.
Nếu giữa vợ và chồng không có sự đồng nhất ý kiến về một trong các vấn đề trên thì việc chấm dứt hôn nhân không được tiến hành theo thủ tục ly hôn thuận tình. Khi đó, vợ hoặc chồng gửi Đơn khởi kiện để Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết theo thủ tục ly hôn đơn phương.
Xem thêm về ly hôn đơn phương tại đây
2. Thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình
- Thẩm quyền giải quyết sơ thẩm yêu cầu công nhận ly hôn thuận tình, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện (cấp quận hoặc thành phố thuộc tỉnh), căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
- Vợ chồng thỏa thuận với nhau việc yêu cầu giải quyết ly hôn thuận tình tại Tòa án nơi vợ hoặc chồng cư trú hoặc làm việc.
3. Trình tự thủ tục giải quyết ly hôn thuận tình
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn thuận tình
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
- Đơn yêu cầu công nhận ly hôn thuận tình, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn
- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
- Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân/căn cước công dân của vợ và chồng
- Bản sao chứng thực hộ khẩu của vợ và chồng
- Bản sao giấy khai sinh của các con (nếu có)
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu tài sản chung và nợ chung (nếu có)
Bước 2: Nộp 01 hồ sơ ly hôn thuận tình
Bước 3: Nhận thông báo sửa đổi bổ sung hồ sơ hoặc thông báo nộp lệ phí yêu cầu
Bước 4: Nộp lệ phí tại cơ quan thi hành án và nhận thông báo thụ lý yêu cầu giải quyết việc dân sự
Bước 5: Tiến hành hòa giải tại Tòa án
Bước 6: Trong trường hợp hòa giải không thành và xét thấy đủ điều kiện thì Tòa án công nhận ly hôn thuận tình và sự thỏa thuận của vợ chồng.
4. Lệ phí yêu cầu công nhận ly hôn thuận tình:
Xem thêm về lệ phí yêu cầu công nhận ly hôn thuận tình tại đây
5. Thời hạn giải quyết ly hôn thuận tình
- Thủ tục giải quyết ly hôn thuận tình phải tuân thủ theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, theo đó, bao gồm các bước, giai đoạn như đã nêu ở trình tự trên. Mỗi giai đoạn trong tố tụng được quy định một thời hạn giải quyết nhất định. Do đó, thời hạn giải quyết kéo dài khoảng 02-03 tháng.
- Ngoài ra, thời hạn giải quyết còn phụ thuộc vào tình tiết của vụ việc và các yếu tố khách quan khác.
Trên đây là hướng dẫn cơ bản của Luật sư ly hôn Đà Nẵng về thủ tục ly hôn thuận tình. Quý khách có nhu cầu tư vấn thêm về thủ tục ly hôn vui lòng liên hệ:
Số điện thoại: 0931 992 221