Ly hôn khi vợ, chồng bị tâm thần

ly hôn khi một bên vợ chồng bị tâm thần

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Ly hôn là mặt trái của kết hôn, việc giải quyết ly hôn và hậu quả của nó luôn mang đến những hệ lụy nhất định. 

Trong cuộc sống gia đình có người vợ hoặc người chồng của mình vì những lý do nào đó mà trở nên không bình thường, còn nặng tình nặng nghĩa thì chung sống cùng nhau nhưng  không phải ai cũng có thể chấp nhận được thực tế việc chung sống với một người có bệnh tâm thần. Để hiểu rõ về các quy định của pháp luật về ly hôn khi một bên vợ hoặc chồng bị tâm thần, Quý khách hàng có thể tham khảo bài viết của Luật sư ly hôn dưới đây:

Ly hôn khi một bên vợ, chồng bị tâm thần
Ly hôn khi một bên vợ, chồng bị tâm thần

1. Quy định về ly hôn khi vợ, chồng bị tâm thần

Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014 (HN&GĐ) người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn bao gồm :

  • Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
  • Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
  • Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Ngược lại, nếu vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người vợ có quyền được yêu cầu Tòa án cho ly hôn.

2. Quy định về ly hôn khi vợ, chồng bị tâm thần

Thứ nhất, trường hợp thứ nhất, người vợ (chồng) yêu cầu ly hôn với người còn lại bị bệnh tâm thần (được hiểu là đã xác định mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Toà án).

Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn chỉ bị hạn chế đối với người chồng trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi được qui định tại khoản 3 Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014

Điều luật qui định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn không cấm hay hạn chế trường hợp vợ (chồng) yêu cầu ly hôn với người còn lại bị bệnh tâm thần. Khi có yêu cầu ly hôn trong trường hợp bên bị kiện là người bị tâm thần thì Tòa án phải thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự như chỉ dẫn của khoản 1 Điều 53 Luật HN&GĐ năm 2014. 

Nhưng chưa có qui định cụ thể nào về tố tụng trong trường hợp người bị kiện trong vụ án ly hôn là người bị tâm bệnh tâm thần.  Do đó, trong quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn, Toàn án phải xem xét tư cách của các đương sự.

Đại diện cho nhau giữa vợ, chồng khi một bên bị mất năng lực hành vi dân sự cần phải tiếp cận dưới hai phương diện. Thứ nhất, vợ (chồng) bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì người còn lại sẽ được xác định là người giám hộ đương nhiên theo qui định tại khoản 1 Điều 53 BLDS và khoản 3 Luật HN&GĐ năm 2014.

Khoản 3 Điều 24 Luật HN&GĐ năm 2014: Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn. Việc chỉ định của Toà án phải căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự. 

Tại khoản 1 Điều 88 BLTTDS cũng có đề cập: Khi tiến hành tố tụng dân sự, nếu có đương sự là người mất năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 87 của Bộ luật này thì Tòa án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng.

Thứ hai, trường hợp thứ hai người vợ (chồng) bị bệnh tâm thần yêu cầu ly hôn với người còn lại. 

Người bị bệnh tâm thần là vợ (chồng) thì người kia là người giám hộ và đại diện cho họ nhưng trong thực tế người bị tâm thần vì lý do nào đó cần được ly hôn với người vợ chồng nên khoản 2 Điều 51 Luật HNGĐ qui định:

Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Ngoài chủ thể là cha, mẹ, người thân thích, khoản 1, 5 Điều 187 BLTTDS còn có qui định: Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. 

3. Ly hôn với một bên có dấu hiệu bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh tâm thần nhưng chưa có quyết định tuyên bố người này mất năng lực hành vi dân sự

BLTTDS và Luật HN&GĐ không có qui định về trường hợp ly hôn với người có dấu hiệu bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh tâm thần nhưng chưa có quyết định tuyên bố người này mất năng lực hành vi dân sự.

Khi gặp tình huống này, Toà án thường yêu cầu đương sự làm thủ tục xác định tình trạng năng lực pháp luật của người này để xác định họ có thể đủ năng lực tham gia tố tụng tại Toà án hay không.

Một trong trong những cách thức đó là: Yêu cầu làm thủ tục tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự. Nhưng để tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự vì lý do bị bệnh tâm thần thì cần phải có tài liệu chứng cứ chứng minh như kết luận của cơ quan chuyên môn và đó là một việc dân sự nên đòi hỏi những thủ tục nhất định theo qui định của BLTTDS.

Tuy nhiên, trên thực tế, không phải đương sự nào cũng đáp ứng về thủ tục, đặc biệt là kết luận giám định của cơ quan chuyên môn về trình trạng nhận thức của người bị bệnh tâm thần vì họ từ chối đi giám định. Do đó, Toà án không thể tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự.

Trên đây là các ý kiến tư vấn của Luật sư ly hôn liên quan đến yêu cầu ly hôn khi một bên vợ, chồng bị tâm thần ly. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc, vui lòng liên hệ cho Chúng Tôi qua:

Số điện thoại: 0931 992 221

Website: luatsulyhon.vn

Email: luatsugioidanang@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *