Phân biệt thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn

phân biệt thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn

Hôn nhân là kết quả của tình yêu, tuy nhiên, không phải cặp đôi nào cũng bước trên con đường hôn nhân hạnh phúc. Những mâu thuẫn, cãi vã xảy ra trong quá trình chung sống khiến không ít người đưa ra quyết định chấm dứt hôn nhân.  Do đó, thuật ngữ “đơn phương” hay “thuận tình” chắc chắn không còn xa lạ đối với những người quan tâm đến vấn đề ly hôn. Trong bài viết này, Luật sư ly hôn Đà Nẵng sẽ phân biệt thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn.

Phân biệt thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn

1. Thuận tình ly hôn và Đơn phương ly hôn là gì?

Pháp luật chỉ cho phép kết hôn khi có sự tự nguyện và đồng ý của cả hai bên. Tuy nhiên, việc ly hôn không nhất thiết phải có sự đồng thuận của cả vợ và chồng. Cụ thể, Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014 quy định tại Khoản 1 Điều 51 như sau: “vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn” 

Vì lẽ đó, việc ly hôn có 2 trường hợp là thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn, trong đó:

a. Thuận tình ly hôn

Thuận tình ly hôn là trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn và đã thỏa thuận được về việc chia tài sản và việc nuôi dưỡng con

b. Đơn phương ly hôn 

  • Đơn phương ly hôn là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên là trường hợp vợ hoặc chồng yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn mà người còn lại không đồng ý hoặc cả hai không thống nhất được việc chia tài sản và (hoặc) việc nuôi dưỡng con. 
  • Cần lưu ý rằng, khi người vợ đang mai thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì Tòa án chỉ giải quyết việc ly hôn khi có yêu cầu của người vợ. 
  • Không những vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn mà Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

2. Chia tài sản chung, nợ chung và quyền nuôi dưỡng con khi thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn

a. Chia tài sản chung và nợ chung khi thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn

Trong trường hợp đơn phương ly hôn, việc chia tài sản chung và nợ chung do vợ chồng tự thỏa thuận hoặc do Tòa án giải quyết. Thông thường, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, nhưng vẫn phải xét đến các yếu tố sau: 

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Trong trường hợp thuận tình ly hôn, vợ chồng bắt buộc phải thống nhất được về việc phân chia tài sản chung và nợ chung. Việc phân chia tài sản chung và nợ chung phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của người vợ và con. Trong trường hợp vợ chồng chỉ thống nhất được về việc chia một phần tài sản chung và nợ chung thì thủ tục ly hôn giải quyết theo trường hợp đơn phương ly hôn.

b. Quyền nuôi dưỡng con thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn

i. Trong trường hợp đơn phương ly hôn, việc phân chia quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng con chưa thành niên, con chưa thành niên đã mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình do vợ chồng tự thỏa thuận. Nếu vợ chồng có tranh chấp về quyền nuôi dưỡng con thì có thể yêu cầu Tòa án giao con cho một bên trực tiếp nuôi.

  • Việc giao quyền trực tiếp nuôi con cho vợ hoặc chồng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế, điều kiện chăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất cho con cái. 
  • Người không có quyền trực tiếp nuôi con vẫn có quyền và nghĩa vụ thăm nom, cấp dưỡng để nuôi con. 

3. Lệ phí, án phí thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn

Lệ phí, án phí ly hôn được quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quán lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Trong trường hợp thuận tình ly hôn, Tòa án giải quyết theo thủ tục giải quyết việc dân sự. Theo đó, lệ phí sơ thẩm giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình là 300.000 đồng. 

Trong trường hợp đơn phương ly hôn, Tòa án giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự. Án phí dân sự sơ thẩm đối với tranh chấp về hôn nhân và gia đình được tính như sau:

  • Nếu vợ, chồng yêu cầu Tòa án giải quyết về quan hệ hôn nhân (cho phép được ly hôn) và (hoặc) giải quyết về quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái thì án phí là 300.000 đồng
  • Nếu vợ, chồng yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung, nợ chung thì án phí được tính theo giá ngạch.

Xem thêm về Án phí ly hôn tại đây

Do đó, để tiết kiệm chi phí ly hôn, vợ chồng nên tự thống nhất việc chia tài sản chung và nợ chung nếu có.

4. Luật sư thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn

  • Chúng tôi quy tụ đội ngũ Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm, đã tư vấn và giải quyết cho hàng trăm Khách hàng ly hôn mỗi năm; 
  • Ưu tiên tiên đạt được nguyện vọng, lợi ích của khách hàng và thỏa mãn nhu cầu của Khách hàng; 
  • Luôn đồng hành cùng Khách hàng, phản hồi một cách chủ động, nhanh chóng các vấn đề của Khách hàng. 

Trên đây là hướng dẫn cơ bản của Luật sư ly hôn Đà Nẵng về việc phân biệt thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn. Chân thành cảm ơn Quý vị đã dành thời gian đọc bài viết của Chúng tôi. Chúc các bạn vui khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Quý khách có nhu cầu tư vấn thêm về thủ tục ly hôn vui lòng liên hệ:

Số điện thoại: 0931 992 221

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *